Ngã ngửa với những nguyên nhân bệnh tiểu đường mà bạn không ngờ đến

Tiểu đường tuýp 2 là một trong những “kẻ thù thầm lặng” của sức khỏe con người, bởi căn bệnh này gây ra những hệ lụy rất ngụy hiểm. Để tìm được biện pháp ngăn ngừa, phương pháp chữa trị phù hợp tiểu đường thì trước hết chúng ta cần biết tới những nguyên nhân bệnh tiểu đường cụ thể như dưới đây.

1. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 

Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra tiểu đường tuýp 2, tuy nhiên vẫn có nhiều yếu tố đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, căn nguyên tiểu đường loại 2 dược cho là do tình trạng kháng insulin và tiền tiểu đường loại 2. Cụ thể như sau.

1.1. Kháng insulin

Theo các chuyên gia, bệnh tiểu đường loại 2 được biểu hiện bởi lượng đường trong máu cao mà cơ thể bạn không thể tự hạ xuống. 

Insulin – hormone cho phép cơ thể bạn điều chỉnh lượng đường trong máu , được tạo ra trong tuyến tụy của bạn. Về cơ bản, kháng insulin là tình trạng các tế bào của cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả. Kết quả là, cần nhiều insulin hơn bình thường để vận chuyển lượng đường trong máu (glucose) vào các tế bào, được chuyển hóa thành năng lượng hoặc dự trữ để sử dụng sau này.

Sự sụt giảm hiệu quả trong việc đưa glucose đến các tế bào sẽ làm “đảo lộn”chức năng của tế bào. Đây được gọi là tình trạng kháng insulin.

Khi cơ thể ngày càng trở nên kháng insulin, tuyến tụy sẽ phản ứng bằng cách giải phóng một lượng insulin ngày càng tăng. Mức insulin trong máu cao hơn mức bình thường này được gọi là tăng insulin máu.

1.2. Tiền tiểu đường

Kháng insulin khiến tuyến tụy của bạn hoạt động quá mức và mặc dù cơ thể có thể bắt kịp với nhu cầu insulin tăng lên trong một thời gian. Nhưng khả năng sản xuất insulin sẽ có giới hạn và cuối cùng lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng cao – dẫn đến tiền tiểu đường.

Chẩn đoán tiền tiểu đường không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Nếu bạn kịp thời thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp sức khỏe tốt lên và hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường.

2. Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ tiểu đường

Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn nên biết.

2.1. Thừa cân, béo phì

Dư thừa cân nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đáng kể. Để xác định bạn có bị béo phì hay thừa cân hay không, bạn có thể dựa vào chỉ số BMI.

Chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25 cho thấy nguy cơ thừa cân, béo phì là rất cao và cần có biện pháp điều chỉnh cân nặng.

2.2. Thói quen ăn uống không hợp lý

Thói quen ăn uống kém lành mạnh có thể tác động trực tiếp tới sức khỏe, gây ra hoàng loạt rối loạn chuyển hóa trong đó có đái tháo đường.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) nhấn mạnh rằng ăn quá nhiều thực phẩm không lành mạnh hoặc ăn quá ít, thiếu dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. 

Do vậy, bạn cần hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm như: bánh mì trắng, khoai tây chiên, bánh quy, bánh ngọt, nước ngọt và nước hoa quả. 

Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm như: trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, nước và trà xanh.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học nguy cơ cao dẫn đến bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống thiếu khoa học nguy cơ cao dẫn đến bệnh tiểu đường

2.3. Ít vận động, xem tivi hoặc điện thoại quá nhiều

Ít vận động, dành quá nhiều thời gian để xem tivi hoặc điện thoại có khiến cho lượng chất béo dư thừa tích lũy ngày càng nhiều và không được chuyển hóa tạo thành năng lượng. Điều này làm tăng nguy cơ béo phì và nhiều bệnh lý mãn tính khác, trong đó có tiểu đường tuýp 2.

Do vậy, hãy dành mỗi ngày khoảng 30 phút để vận động và rèn luyện thân thể, giúp phòng ngừa nguy cơ mắc tiểu đường bạn nhé.

2.4. Rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, giúp phục hồi và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tuy nhiên, rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng insulin và lượng đường trong máu của cơ thể bằng cách làm tăng hoạt động bất thường của tuyến tụy.

Điều này nếu diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ khiến cho người bị rối loạn giấc ngủ có thể mắc thêm bệnh tiểu đường.

2.5. Hội chứng buồng trứng đa năng

Theo số liệu thống kê trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2017 trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng & Chuyển hóa, những người phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng buồng trứng đa năng thường bị rối loạn mất cân bằng hormone.

Và những phụ nữ này có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với phụ nữ không mắc hội chứng buồng trứng đa năng.

2.6. Tuổi tác

Những người bước vào độ tuổi trung niên, trên 45 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng cao do diễn ra quá trình lão hóa của cơ thể, các cơ quan.

2.7. Di truyền

Các yếu tố di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của một gia đình nào đó.

Theo một bài báo được xuất bản vào tháng 12 năm 2013 trên Tạp chí Dược lâm sàng Anh, nếu có người thân mắc bệnh tiểu đường có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh lý này cao gấp 4 lần so với người bình thường.

Ngoài ra, dân tộc hoặc chủng tộc của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo các chuyên gia, người da trắng thường mắc bệnh tiểu đường với tỷ lệ nhiều hơn người da vàng hoặc người da đen.

3. Cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Bất kể lứa tuổi nào, đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do vậy, ngay từ bây giờ các bạn nên áp dụng một số biện pháp để hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh mãn tính này

Lối sống lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Lối sống lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

– Thay đổi lối sống: 

Đừng mãi thức khuya để xem phim hay cố gắng làm việc bởi nếu không ngủ đủ giấc thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là rất cao.

Bên cạnh đó, bạn cần tránh tụ tập uống nhiều rượu bia vì việc này gây ảnh hưởng rất xấu tới gan và quá trình chuyển hóa đường. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nước khoáng, nước ép trái cây.

– Ăn uống hợp lý:

Những món ăn chiên rán luôn hấp dẫn với mọi người vì hương vị thơm ngon, béo ngậy nhưng cũng là một trong những “thủ phạm” gây nên bệnh tiểu đường.

Do vậy, bạn cần hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm chiên, thực phẩm chế biến sẵn và tăng cường ăn rau xanh để bảo vệ sức khỏe của bạn ngay từ hôm nay.

– Thường xuyên vận động:

Vận động ít dường như đã trở thành một trong những thói quen sống khó bỏ ở giới trẻ khi mà chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi quá nhiều cám dỗ đến từ điện thoại, máy tính…

Và điều này có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng tăng cao, vì vậy bạn nên thường xuyên vận động ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào để tăng cường hệ miễn dịch, duy trì sức khỏe tốt và hạn chế nguy cơ tiểu đường.

Hy vọng rằng thông qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về nguyên nhân tiểu đường, biện pháp hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý này. Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe và có nhiều thói quen sống tốt nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *