Cách trị ho tại nhà bằng thảo dược

Ho là một triệu chứng thường gặp do nhiều nguyên nhân như cảm lạnh, viêm họng, ho khan hay ho đờm. Thay vì sử dụng thuốc tây y, nhiều người ưa chuộng các bài thuốc tự nhiên từ thảo dược để giảm ho an toàn và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách trị ho tại nhà bằng thảo dược hiệu quả nhất.

1. Lợi ích của việc sử dụng thảo dược để trị ho

Việc sử dụng thảo dược trong điều trị ho mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với các phương pháp khác như:

  • An toàn và lành tính: Thảo dược là các nguyên liệu tự nhiên, không gây ra tác dụng phụ như nhiều loại thuốc tây. Nhiều loại thảo dược đã được sử dụng qua nhiều thế kỷ và chứng minh được hiệu quả.
  • Hiệu quả bền vững: Thảo dược nhằm vào việc khắc phục nguyên nhân gây ho, giúp hỗ trợ sức khỏe lâu dài chứ không chỉ làm giảm tạm thời triệu chứng.
  • Phòng ngừa ho tái phát: Các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, gừng, và cam thảo giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ tái phát ho.
  • Thân thiện với các đối tượng nhạy cảm: Trẻ em và người lớn tuổi thường nhạy cảm với thuốc tây, nhưng thảo dược có thể sử dụng an toàn với hầu hết mọi đối tượng.
  • Tiết kiệm chi phí: Nhiều thảo dược có sẵn trong gian bếp hoặc khu vườn nhà, giúp bạn tiết kiệm đáng kể.

2. Các bài thuốc thảo dược trị ho hiệu quả

2.1. Trà gừng mật ong

Công dụng: Gừng có tính âm, giúp kháng viêm, giảm đau họng và long đờm. Mật ong làm điều hòa họng và giảm ho. Khi kết hợp gừng và mật ong giúp giảm ho, giảm đau họng hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này được các bác sĩ khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng tươi
  • 2 thìa cà phê mật ong
  • 200ml nước đun sôi

Cách làm:

  1. Gừng gọt vỏ, rửa sạch và dập nhỏ.
  2. Cho gừng vào cốc, đổ nước đun sôi và đậy nắp lại.
  3. Đợi 10 phút, sau đó thêm mật ong, khuấy đều và uống khi trà còn ấm.
Trà gừng mật ong giúp giảm ho, giảm đau họng hiệu quả
Trà gừng mật ong giúp giảm ho, giảm đau họng hiệu quả

2.2. Tỏi ngâm mật ong

Mật ong và tỏi đều là vị thuốc tự nhiên lâu đời được coi trọng nhất. Trong cả 2 loại thực phẩm này đều chứa một lượng kháng sinh tự nhiên có khả năng diệt khuẩn cũng như kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể con người. Mật ong kết hợp với tỏi thành một dung dịch có khả năng kháng khuẩn cực cao giúp chống lại các vi khuẩn gây viêm họng và ho kéo dài.

Nguyên liệu:

  • 3-5 tép tỏi tươi
  • 100ml mật ong

Cách làm:

  1. Tỏi lột vỏ, rửa sạch, đập nhỏ.
  2. Cho tỏi vào hũ thủy tinh, đổ mật ong ngập tỏi.
  3. Ngâm trong 3-5 ngày, sau đó cho con uống ngày 2-3 lần một ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê nước siro. Bảo quản trong nhiệt độ phòng.

Hỗn hợp có thể dùng để trị ho, viêm họng, cũng có thể cho con uống phòng bệnh khi thấy bé chớm có những triệu chứng mắc bệnh.

Mật ong kết hợp với tỏi thành một dung dịch có khả năng kháng khuẩn cực cao giúp chống lại các vi khuẩn gây viêm họng và ho kéo dài
Tỏi ngâm mật ong giúp chống lại các vi khuẩn gây viêm họng và ho kéo dài

2.3. Lá húng chanh

Húng chanh chứa tinh dầu cavaron có tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn và giảm ho rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Lấy 5-7 lá húng chanh tươi, rửa sạch và giã nhuyễn.
  • Hấp lá húng chanh cùng 2 thìa mật ong trong 15 phút.
  • Dùng 2 lần/ngày để giảm ho và tiêu đờm.
Húng chanh chứa tinh dầu cavaron có tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn và giảm ho rất tốt.
Húng chanh chứa tinh dầu cavaron có tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn và giảm ho rất tốt.

2.4. Cam nướng mật ong

Công dụng: Cam giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, kết hợp mật ong giúp trị ho long đờm, giảm đau rát cổ họng.

  • Chuẩn bị quả cam tươi, mọng nước, chọn quả có vỏ nhẵn, bóng.
  • Rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng vài phút.
  • Sau đó lấy cam ra thái thành nhiều lát mỏng, cho vào vỉ, thêm mật ong lên mặt các lớp cam.
  • Cho vào lò vi sóng nướng từ 10 – 15 phút có thể lấy ra dùng.

Ăn các lát cam khi còn ấm. Ăn cả phần vỏ cam giúp tăng hiệu quả giảm ho, giảm đau rát và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Trẻ em nên ăn mỗi ngày 1/2 quả cam, chia thành 2 lần. Trường hợp trẻ không ăn được vỏ quả có thể vắt lấy nước cam nướng cho bé uống. Người lớn dùng mỗi ngày một quả.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm giúp hỗ trợ giảm triệu chứng ho. Tuy nhiên, các dòng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược an toàn, lành tính và không tác dụng phụ luôn được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Thanh âm Khang Linh Plus với thành phần kết hợp tinh dầu gừng và tinh dầu bạc hà cùng với các thảo dược quý khác giúp làm ấm họng, long đờm, giảm ho và thông thoáng đường thở. Tinh dầu gừng có tác dụng giảm viêm, kích thích tuần hoàn máu, làm dịu cổ họng, trong khi tinh dầu bạc hà giúp làm mát, giảm kích ứng và thông thoáng các đường hô hấp. Các thảo dược quý khác như mạch môn, bách bộ, thiên môn đông,… giúp bổ phế, giảm ho và tăng cường đề kháng đường hô hấp và sức khỏe tổng thể, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, mang lại cảm giác dễ chịu và hỗ trợ hồi phục nhanh chóng khi bị cảm cúm hoặc viêm họng.

3. Lưu ý khi trị ho tại nhà bằng thảo dược

Để điều trị ho tại nhà bằng thảo dược được ăn toàn và đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Chọn thảo dược an toàn: Sử dụng các loại như húng chanh, quất, mật ong (trẻ dưới 1 tuổi không dùng mật ong), gừng. 
  • Đúng liều lượng: Không dùng quá liều, trẻ nhỏ chỉ nên dùng 1-2 thìa cà phê siro/lần, 2-3 lần/ngày.
  • Theo dõi phản ứng: Ngừng dùng và đưa trẻ đi khám nếu ho nặng hơn hoặc có dấu hiệu dị ứng.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Rửa sạch thảo dược, khử trùng dụng cụ chế biến.
  • Bảo quản đúng cách: Để siro ở nhiệt độ phòng thoáng mát hoặc tủ lạnh, tránh biến chất.
  • Kết hợp chế độ sinh hoạt: Uống nhiều nước, bổ sung dinh dưỡng và nghi ngơi hợp lý để tăng khả năng hồi phục.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu triệu chứng ho kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần được khám và điều trị chuyên sâu.

Các cách trị ho tại nhà bằng thảo dược như trà gừng mật ong, tỏi ngâm mật ong, hay cam nướng mật ong là những giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài hoặc nghi ngờ do bệnh lý nghiêm trọng, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *