Cà gai leo – cây thuốc quý với người bệnh gan

Cà gai leo là cây thuốc quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh gan. Dược phẩm Khang Linh sẽ giúp bạn hiểu hơn về công dụng cũng như cách dùng đúng để phát huy tối đa hiệu quả của thảo dược này trong bài viết dưới đây.

  1. Giới thiệu về cây cà gai leo

Cà gai leo có khoa học là là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Cây được trồng nhiều tại Việt Nam và các nước lân cận như Lào, Trung Quốc.

      1.1 Đặc điểm tự nhiên

Cây cà gai leo mọc leo hay bò dài đến 6m hoặc hơn. Thân hóa gỗ, nhẵn, phân nhánh nhiều. Các cành có nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn dài, chẻ không đều, trên bề mặt có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao. Hoa màu tím nhạt, quả mọng, hinhg cầu, khi chín có màu đỏ, hạt hình thận dẹt, màu vàng.

      1.2 Thu hái, chế biến

Cà gai leo sau khi thu hái rễ và cành, rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có thể dùng dược liệu dạng cao nước, cao mềm hoặc cao khô.

      1.3 Thành phần hóa học

Toàn cây, đặc biệt là rễ cây Cà gai leo, chứa các thành phần hóa học như flavonoid, diosgenin, saponin steroid, acaloid solasodin và solasodinon, các hoạt chất glycoalcaloid…

cây cà gai leo mọc và được trồng nhiều tại Việt Nam
Cây cà gai leo mọc và được trồng nhiều tại Việt Nam

      2. Cà gai leo có tác dụng gì

Cà gai leo có vị hơi đắng, tính ấm, được dùng để chữa nhiều bệnh:

Hỗ trợ điều trị các bệnh ly về gan: Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, giải độc gan, bảo vệ gan…

  • Giải độc rượu bia.
  • Chữa trị các bệnh ho gà, viêm họng, suyễn.
  • Chưa đau mỏi, đau nhức khớp.
  • Trị phong thấp, sâu răng.

      3. Cà gai leo – cây thuốc quý với người bệnh gan

Đã có rất  nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh công dụng của Cà gai leo rất tốt trong điều trị bệnh về gan như: viêm gan, xơ gan, giúp thải độc gan và hạ men gan,…

     3.1 Cà gai leo hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B

Trong Cà gai leo chứa Glycoalcaloid có tác dụng ức chế sự sao chép và nhân lên của virus viêm gan B. Từ đó có tác dụng làm giảm nồng độ vi rút trong máu, hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B. 

Quá trình sử dụng cũng cho thấy cải thiện rõ rệt các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan, chẳng hạn như: Mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, vàng da, vàng mắt… Điều đặc biệt là loài cây này không gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn, kể cả trên thực nghiệm và lâm sàng. 

      3.2 Cà gai leo giúp giải độc gan, hạ men gan hiệu quả

Cà gai leo có chứa hoạt chất giúp tăng cường chức năng gan, từ đó giúp hạn chế huỷ hoại tế bào gan và hạ men gan. Điều này được thể hiện rõ rệt trong việc bảo vệ gan khi nhiễm độc trinitrotoluen giúp hạn chế việc tăng trọng lượng gan và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan. 

      3.3 Làm chậm sự tiến triển của xơ gan

Hoạt chất glycoalcaloid trong Cà gai leo, ngoài công dụng điều trị viêm gan virus còn làm chậm sự tiến triển của xơ gan, giảm mức độ xơ gan giai đoạn sớm.

Nghiên cứu khoa học 1987 – 2000 của Viện dược liệu Trung ương “Tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo” đã công bố tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt của dược liệu này.

     3.4 Tác dụng chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thư

Bên cạnh tác dụng chống oxy hoá, làm giảm tổn thương và bảo vệ gan, dịch chiết toàn phần từ cà gai leo còn được chứng minh có khả năng ức chế tế bào ung thư. Điều này được chứng minh rõ ràng nhất ở khối u ở gan và cổ tử cung.

Thông thường, cà gai leo được sử dụng phổ biến ở 2 dạng khô và tươi. Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ đông y sẽ chỉ định cách nấu khác nhau. So với loại tươi, cà dây leo dạng khô có thời gian bảo quản lâu hơn nên có thể an tâm sử dụng mà không sợ biến chất. Một số hình thức sử dụng phổ biến có thể kể đến như:

 

Cà gai leo có rất nhiều tác dụng quý đối với bệnh gan
Cà gai leo có rất nhiều tác dụng quý đối với bệnh gan

      4. Cách sử dụng cà  gai leo giải độc gan

Thông thường, cà gai leo được sử dụng phổ biến ở 2 dạng khô và tươi. Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách nấu khác nhau. So với loại tươi, cà dây leo dạng khô có thời gian bảo quản lâu hơn nên có thể an tâm sử dụng mà không sợ biến chất. Một số hình thức sử dụng phổ biến có thể kể đến như:

       4.1 Sắc uống

  • Bước 1: Rửa sạch cà dây leo với nước.
  • Bước 2: Cho phần cà gai đã rửa vào đun sôi cùng với 1 lít nước. 
  • Bước 3: Đợi nước sôi thì vặn nhỏ lửa trong 10 phút. 
  • Bước 4: Tắt bếp, chắt lấy nước và uống hàng ngày, nên uống lúc nước còn ấm để có hương vị thơm ngon, lưu ý nên sử dụng cách mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. 

      4.2 Hãm nước

Bên cạnh sắc uống, người bệnh cũng có thể hãm nước cà dây leo để uống mỗi ngày. Hình thức này đặc biệt phù hợp với những ai bận rộn, không có nhiều thời gian để sắc. Các bước thực hiện vô cùng đơn giản:

  • Bước 1: Rửa sạch cà dây leo và tráng một lần với nước nóng.
  • Bước 2: Cho thêm khoảng 700ml nước sôi vào và tiến hành hãm trong vòng 30 phút là có thể dùng được, nên bảo quản trong bình giữ nhiệt để kéo dài độ ấm.

       5. Lưu ý khi sử dụng dược liệu cà gai leo

Trước khi sử dụng cà gai leo, bạn nên cân nhắc một số lưu ý quan trọng như:

  • Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng tốt, không trộn lẫn các thành phần hoá chất gây hại cho sức khỏe.
  • Kiểm tra sản phẩm thật kỹ trước khi dùng, tránh nhầm lẫn với cà độc dược, cà dại, cà tàu…Nếu nhầm lẫn khi sử dụng cà gai leo với những loại cây này không những không có tác dụng chữa bệnh mà còn có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe.

Để không bị nhầm lẫn cũng như tiện dụng hơn khi sử dụng, dược phẩm Khang Linh đã nghiên cứu và ra mắt thành công sản phẩm Bổ gan Khang Linh Plus chứa chiết xuất cà gai leo cùng một số dược liệu khác như Kế sữa, Diệp hạ châu, Actiso, Thủy bồn thảo , cùng với hai hoạt chất bổ gan là L-Arginin hydroclorid và L-Ornithin L-Aspartat giúp giải độc gan, bảo vệ gan. Hỗ trợ giảm các triệu chứng vàng da do chức năng gan kém.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *